Nhân khẩu Canada

Bài chi tiết: Nhân khẩu Canada

Nguồn gốc dân tộc của nhân dân Canada (tự nhận theo điều tra năm 2011)[168]

  người gốc Âu (76.7%)
  người gốc Á (14.2%)
  người bản địa (4.3%)
  người da đen (2.9%)
  người gốc Mỹ Latinh (1.2%)
  đa chủng tộc (0.5%)
  khác (0.3%)

Tôn giáo tại Canada (2011)[169]

  Công giáo Roma (39.0%)
  Các hệ phái Kitô giáo khác[170] (28.3%)
  Không tôn giáo (23.9%)
  Hồi giáo (3.2%)
  Hindu (1.5%)
  Sikh (1.4%)
  Phật giáo (1.1%)
  Do Thái giáo (1.0%)
  Khác (0.6%)

Điều tra dân số Canada năm 2016 đưa ra số liệu tổng dân số là 35.151.728 người, tăng khoảng 5% so với số liệu năm 2011.[171][172][173][174][175]

Mật độ dân số của Canada, 3,7 người trên mỗi km vuông (9,6 / sq mi), là một trong những quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trên thế giới. Lãnh thổ Canada trải dài từ vĩ tuyến 83 bắc đến vĩ tuyến 41, và khoảng 95% dân số sống ở phía nam vĩ tuyến 55 [176].

Khoảng bốn phần năm dân số Canada sống cách với biên giới Hoa Kỳ dưới 150 kilômét (93 mi).[177] Xấp xỉ 80% người Canada sống tại các khu vực đô thị tập trung tại hành lang thành phố Québec –Windsor, Lower Mainland tại British Columbia, và hành lang Calgary–Edmonton tại Alberta.[178] Canada trải dài từ 83°B đến 41°B, và xấp xỉ 95% dân số sống bên dưới 55°B. Giống như các quốc gia phát triển khác, Canada đang trải qua biến đổi nhân khẩu học theo hướng dân số già hơn, với nhiều người nghỉ hưu hơn và ít người trong độ tuổi lao động hơn. Năm 2006, tuổi trung bình của cư dân Canada là 39,5;[179] năm 2011, con số này tăng lên xấp xỉ 39,9.[180] Năm 2013, tuổi thọ bình quân của người Canada là 81.[181]

Theo điều tra dân số năm 2016, nguồn gốc dân tộc tự thuật lớn nhất là người Canada (chiếm 32% dân số), tiếp theo là người Anh (18,3%), người Scotland (13,9%), người Pháp (13,6%), người Ailen (13,4%), người Đức (9,6%), người Trung Quốc (5,1%), Ý (4,6%), người Dân tộc thứ nhất (4,4%), người Ấn Độ (4.0%) và người Ukraina (3.9%) [182]. Có 600 nhóm Dân tộc Trước tiên được công nhận, với tổng số 1.172.790 người.[183]

Dân số thổ dân của Canada đang tăng trưởng gần gấp hai lần tỷ lệ bình quân toàn quốc, và 4% dân số Canada tuyên bố họ có đặc tính thổ dân trong năm 2006. 16,2% dân số khác thuộc một nhóm thiểu số hữu hình (visible minority) phi thổ dân.[184] Năm 2016, các nhóm thiểu số hữu hình lớn nhất là người Nam Á (5,6%), người Hoa (5%) và người Da đen (3,5%) [185]. Từ năm 2011 đến năm 2016, dân số dân tộc thiểu số hữu hình tăng trưởng 18,4% [185]. Năm 1961, dưới 2% dân số Canada (khoảng 300.000 người) có thể được phân loại thuộc một nhóm dân tộc thiểu số hữu hình, và dưới 1% là thổ dân.[186] Năm 2007, gần một phần năm (19,8%) người Canada sinh ra tại nước ngoài, với gần 60% tân di dân đến từ châu Á (gồm cả Trung Đông).[187] Các nguồn nhập cư dẫn đầu đến Canada hiện là Trung Quốc, Philippines và Ấn Độ.[188] Theo cục Thống kê Canada, các nhóm thiểu số hữu hình có thể chiếm một phần ba dân số Canada vào năm 2031.[189]

Canada là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhập cư bình quân trên người cao nhất thế giới,[190] được thúc đẩy từ chính sách kinh tế và đoàn tụ gia đình. Một tường thuật nói có 260.400 người nhập cư đến Canada trong năm 2014 [191]. Chính phủ Canada dự tính có từ 280.000 đến 305.000 cư dân thường trú mới vào năm 2015 [192], một con số người nhập cư tương tự như trong những năm gần đây.[193] Những người mới nhập cư chủ yếu định cư tại các khu vực đô thị lớn như Toronto, MontrealVancouver.[194] Canada cũng chấp nhận một lượng lớn người tị nạn,[195] chiếm hơn 10% tái định cư người tị nạn toàn cầu mỗi năm.[196]

Canada là quốc gia đa tôn giáo, bao gồm nhiều tín ngưỡng và phong tục. Theo điều tra năm 2011, 67,3% người Canada nhận mình là tín hữu Kitô giáo; trong đó Công giáo Rôma là giáo hội lớn nhất với 38,7% dân số. Các giáo phái Tin Lành chiếm 27% dân số, lớn nhất trong số đó là Giáo hội Hiệp nhất Canada (6,1%), tiếp theo là Anh giáo (5,0%), và Báp-tít (1,9%). Năm 2011, khoảng 23,9% cư dân Canada coi rằng mình không tôn giáo, so với 16,5% vào năm 2001.[197] Còn lại, 8,8% dân số Canada là tín đồ của các tôn giáo khác, lớn nhất trong đó là Hồi giáo (3,2%) và Ấn Độ giáo (1,5%).[198]

Các vùng đô thị lớn nhất Canada theo dân số (điều tra 2011)
TênTỉnhDân sốTênTỉnhDân số
TorontoOntario5.583.064LondonOntario474.786
MontréalQuébec3.824.221St. CatharinesNiagara FallsOntario392.184
VancouverBritish Columbia2.313.328HalifaxNova Scotia390.328
OttawaGatineauOntarioQuébec1.236.324OshawaOntario356.177
CalgaryAlberta1.214.839VictoriaBritish Columbia344.615
EdmontonAlberta1.159.869WindsorOntario319.246
QuébecQuébec0765.706SaskatoonSaskatchewan260.600
WinnipegManitoba0730.018ReginaSaskatchewan210.556
HamiltonOntario0721.053SherbrookeQuébec201.890
KitchenerCambridgeWaterlooOntario0477.160St. John'sNewfoundland và Labrador196.966

Giáo dục

Các tỉnh và lãnh thổ của Canada chịu trách nhiệm về giáo dục. Độ tuổi bắt buộc đến trường có phạm vi từ 5–7 đến 16–18 tuổi,[199] đóng góp vào tỷ lệ người trưởng thành biết chữ là 99%.[80] Năm 2011, 88% người trưởng thành có tuổi từ 25 đến 64 đã đạt được trình độ tương đương tốt nghiệp trung học, trong khi tỷ lệ chung của OECD là 74%.[200] Năm 2002, 43% người Canada từ 25 đến 64 tuổi sở hữu một nền giáo dục sau trung học; trong độ tuổi từ 25 đến 34, tỷ lệ giáo dục sau trung học đạt 51%.[201] Theo một tường thuật của NBC năm 2012, Canada là quốc gia có giáo dục nhất trên thế giới.[202] Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chỉ ra rằng học sinh Canada biểu hiện tốt hơn mức trung bình của OECD, đặc biệt là trong toán học, khoa học, và đọc.[203][204]

Ngôn ngữ

Canada có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anhtiếng Pháp, theo điều 16 của Hiến chương Canada về Quyền lợi và Tự do và Đạo luật ngôn ngữ chính thức của Liên bang. Chính phủ Canada thực hiện song ngữ chính thức, do Uỷ viên hội đồng các ngôn ngữ chính thức chấp hành. Tiếng Anh và tiếng Pháp có địa vị ngang nhau trong các tòa án liên bang, Nghị viện, và trong toàn bộ các cơ quan liên bang. Các công dân có quyền, ở nơi đủ nhu cầu, nhận các dịch vụ của chính phủ liên bang bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, và các ngôn ngữ thiểu số có địa vị chính thức được đảm bảo có trường học sử dụng chúng tại tất cả các tỉnh và lãnh thổ.[205]

Xấp xỉ 98% người Canada nói tiếng Anh và/hoặc tiếng Pháp.[206]
  tiếng Anh – 56,9%
  tiếng Anh và tiếng Pháp (song ngữ) – 16,1%
  tiếng Pháp – 21,3%
  vùng dân cư thưa thớt (< 0,4 người/km2)

Tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ nhất của lần lượt 59,7 và 23,2 phần trăm dân số Canada. Xấp xỉ 98% người Canada có thể nói tiếng Anh hoặc tiếng Pháp: 57,8% chỉ nói tiếng Anh, 22,1% chỉ nói tiếng Pháp, và 17,4% nói cả hai ngôn ngữ.[206] Các cộng đồng ngôn ngữ chính thức tiếng Anh và tiếng Pháp, được xác định bằng ngôn ngữ chính thức thứ nhất được nói, tương ứng chiếm 73% và 23,6% dân số.[207]

Hiến chương Pháp ngữ 1977 xác định tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Québec.[208] Mặc dù hơn 85% số người Canada nói tiếng Pháp sống tại Québec, song cũng có dân số Pháp ngữ đáng kể tại Ontario, Alberta, và nam bộ Manitoba; Ontario là tỉnh có nhiều dân số Pháp ngữ nhất bên ngoài Québec.[209] New Brunswick là tỉnh chính thức song ngữ duy nhất, có cộng đồng thiểu số Acadia nói tiếng Pháp chiếm 33% dân số. Cũng có các nhóm người Acadia tại tây nam bộ Nova Scotia, trên đảo Cape Breton, và qua trung bộ và tây bộ đảo Prince Edward.[210]

Các tỉnh khác không có ngôn ngữ chính thức như vậy, song tiếng Pháp được sử dụng như một ngôn ngữ trong giảng dạy, trong tòa án, và cho các dịch vụ chính quyền khác, cùng với tiếng Anh. Manitoba, Ontario, và Québec cho phép nói cả tiếng Anh và tiếng Pháp tại các cơ quan lập pháp cấp tỉnh, và các đạo luật được ban hành bằng cả hai ngôn ngữ. Tại Ontario, tiếng Pháp có một số địa vị pháp lý, song không hoàn toàn là ngôn ngữ đồng chính thức.[211] Có 11 nhóm ngôn ngữ Thổ dân, bao gồm hơn 65 phương ngôn riêng biệt.[212] Trong số đó, chỉ có Cree, InuktitutOjibway là có số người nói thành thạo đủ lớn để được xem là có thể sinh tồn trường kỳ.[213] Một vài ngôn ngữ thổ dân có địa vị chính thức tại Các Lãnh thổ Tây Bắc.[214] Inuktitut là ngôn ngữ chính tại Nunavut, và là một trong ba ngôn ngữ chính thức tại lãnh thổ này.[215]

Năm 2016, hơn 7,3 triệu người Canada kê khai ngôn ngữ mẹ đẻ của họ là một ngôn ngữ phi chính thức. Một số ngôn ngữ không chính thức phổ biến nhất bao gồm tiếng Trung Quốc (1.227.680 người nói như ngôn ngữ mẹ đẻ), Tiếng Punjabi (501.680), tiếng Tây Ban Nha (458.850), tiếng Tagalog (431,385), tiếng Ả Rập (419,895), tiếng Đức (384,040) và tiếng Ý (375,645)[216].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Canada http://www.bristol.ca/BlackBrant.html http://www.canadiangeographic.ca/Atlas/themes.aspx... http://cnews.canoe.ca/CNEWS/Politics/2010/11/09/16... http://archives.cbc.ca/politics/civil_unrest/topic... http://www.cbc.ca/news/canada/story/2011/09/28/can... http://www.cbc.ca/news/canada/the-canada-u-s-borde... http://www.cbc.ca/news/politics/story/2011/10/20/p... http://www.cbc.ca/news/technology/story/2010/09/01... http://www.cbc.ca/news/world/story/2011/10/20/f-li... http://www.cchahistory.ca/journal/CCHA1935-36/Gall...